Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Bị chứng rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh thì phải làm gì

Vào thời buổi hiện đại bây giờ, việc khám chữa rất tiện lợi, những loại thuốc cũng là đặc trị có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc có tác dụng mạnh như vậy, đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận đưa vào cơ thể một lượng kháng sinh lớn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh.

Kháng sinh ở trong thuốc không chỉ tiêu diệt những vi-rút gây hại mà còn diệt luôn cả những lợi khuẩn có ích cho cơ thể. Bởi vậy, những người sử dụng kháng sinh kéo dài sẽ có gặp vấn đề về tiêu hóa và khả năng cao nhất là chứng rối loạn đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ con, người già cũng rất dễ bị mắc chứng bệnh này. Các biểu hiện của bệnh hay gặp là bệnh nhân thường bị tiêu chảy, táo bón, kiết lị,... dẫn tới suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, cơ thể mệt mỏi, mất nước, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần người bệnh, khiến việc điều trị càng lâu.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các triệu chứng và cách xử lý bệnh rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh.

Rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc kháng sinh


Triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh


+ Biểu hiện đầu tiên của người bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh là tiêu chảy. Triệu chứng này cũng giống như tiêu chảy do nhiễm khuẩn dạ dày. Bệnh thường có những hiện tượng cụ thể như.

+ Bụng đau: Lúc này, bụng bạn sẽ cảm thấy đau râm ran kéo dài trong nhiều giờ. Mật độ đi ngoài sẽ tăng cao, thường là 3 lần trong một ngày. Khi đi ngoài, phân ra sẽ lỏng như nước, phân còn có thể sủi bọt, lẫn máu bên trong phân với những người bị bệnh kéo dài.

Người bệnh thường thấy hiện tượng này sau khi dùng thuốc kháng sinh từ 3-5 ngày. Trong ruột của chúng ta có chứa rất nhiều lợi khuẩn, nhiệm vụ của chúng là bảo vệ thành ruột, kèm hãm sự phát triển của những vi khuẩn gây hại, ngăn chặn những tác động gây bệnh, tăng khả năng miễn dịch cơ thể, sức đề kháng của hệ tiêu hóa.

Khi dùng quá nhiều kháng sinh, các thành phần của thuốc không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà những vi khuẩn có lợi cũng sẽ bị tiêu diệt theo. Nếu hàm lượng kháng sinh vừa đủ thì số lượng lợi khuẩn bị tiêu diệt sẽ không đáng kể, nhưng do lượng kháng sinh quá nhiều dẫn đến việc lợi khuẩn bị tiêu diệt còn lớn hơn số vi khuẩn gây hại. Lúc đó, hệ vi sinh ở trong ruột sẽ mất cân bằng, gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

Khi bị tiêu chảy, hậu môn của người bệnh sẽ bị hăm, đỏ và đau đớn do phải đi vệ sinh nhiều lần. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước, chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Người bệnh lúc này sẽ càng trở nên mệt mỏi, ốm yếu, cơ thể gần như không muốn vận động.
Vậy nên, nếu có những biểu hiện và triệu chứng trên thì bạn cần có biện pháp xử lý tình huống kịp thời để không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.


Các giải pháp cho người bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh


Để hạn chế những tác động xấu của bệnh rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh lâu ngày, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

- Bù điện giải, bù nước: Cần cho người bệnh uống nhiều nước để bù lại lượng đã mất của cơ thể. Nước được đưa vào cơ thể thông qua thức ăn như sữa, nước cháo, nước ép hoa quả và cả nước lọc tự nhiên. Chú ý, đối với những người bệnh, bạn không nên uống nhiều nước cùng một lúc mà cần chia nhỏ ra thành từng lượng nhỏ, uống nước liên tục đều đặn để cơ thể dần bù lại lượng nước đã mất một cách từ từ.

Còn để bù lượng chất điện giải thì người bệnh bổ sung thêm Oresol hoặc nước muối tinh (bột muối). Liều lượng sử dụng cũng cần theo hướng dẫn, không nên quá lạm dụng thuốc sẽ không tốt cho sức khỏe.

- Ăn thức ăn mềm: Người bị chứng rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh nên ăn những loại thức ăn dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Thực phẩm chủ yếu trong giai đoạn này thường là cháo, súp, canh rau, rau luộc, thịt nạc,... Các bữa ăn cũng cần chia ra thành từng bữa nhỏ, thay vì ăn 3 bữa chính như người bình thường. Mục đích là để dạ dày từ từ tiêu hóa, giảm tải lượng thức ăn cần phải tiêu hóa trong ruột, như vậy sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi hơn.

Thực phẩm cũng cần phải hợp vệ sinh, không ăn thực phẩm ôi thiu hay đồ ăn lạ miệng, ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo, không dùng rượu bia trong thời gian điều trị.
- Bổ sung men vi sinh cho dạ dày: Sữa chua là một loại thức ăn có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng men tiêu hóa, bột vi sinh,...

Để điều trị triệt để những triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh bạn nên đến gặp bác sĩ để khám. Lúc này, bác sĩ sẽ có những biện pháp thích hợp cho tình trạng bệnh của bạn. Không nên tự ý mua men vi sinh vì làm vậy là rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Mong là sau biết viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa cho bản thân và những người xung quanh. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: 4 nguyên tắc vàng đẩy lùi viêm đại tràng.



1 nhận xét: