Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai


Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai là triệu chứng rất hay xảy ra trong giai đoạn thai nghén. Hiện tượng này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, nhưng nếu không được chữa trị sớm sẽ làm các mẹ thấy ốm yếu, mệt mỏi.
Rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là rối loạn đường ruột là trạng thái bất thường khi hệ tiêu hóa của cơ thể gặp vấn đề trong quá trình tiêu thụ thức ăn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn đường ruột ở phụ nữ mang thai. Và ở mỗi người khác nhau lại có những biểu hiện của bệnh không giống nhau. Các bà bầu cần tìm hiểu mình ở tình trạng nào để có cách ứng phó tốt nhất.

rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai
Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai


Nguyên nhân dẫn tới rối loạn đường ruột ở phụ nữ có bầu:


Rối loạn đường ruột sẽ làm cho các bà mẹ thai nhi của chúng ta bị táo bón, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,... Hiện tượng này xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của kỳ mang thai.

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn đường ruột ở phụ nữ có bầu:
Rối loạn đường ruột sẽ làm cho các bà mẹ thai nhi của chúng ta bị táo bón, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,... Hiện tượng này xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của kỳ mang thai.


Các nguyên nhân làm rối loạn tiêu hóa thường thấy:

- Trong thời kỳ mang bầu, lượng hóc-môn trong cơ thể người mẹ thay đổi rõ rệt: Progesterone tăng làm giảm nhu động ruột, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm. Và táo bón là kết quả tất yếu.

- Thêm vào đó, thai nhi cũng không ngừng phát triển làm kích cỡ của tử cung tăng lên, đè nén nội tạng và các cơ quan khác trong ổ bụng của các bà mẹ, gây ra tình trạng táo bón ở phụ nữ trong 3 tháng cuối.

- Bổ sung một lượng lớn chất sắt vào cơ thể người mẹ cũng là một nguyên nhân khiến rối loạn tiêu hóa. Sắt là chất bổ sung rất tốt cho cơ thể phụ nữ, nhất là thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa. Vậy nên, bổ sung hợp lý chất sắt vào cơ thể người mẹ sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

- Người mẹ khi bị táo bón lâu ngày sẽ dần chuyển sang giai đoạn tiêu chảy, lý do là các nhu động ruột bị rối loạn.

- Trong khi mang thai, phụ nữ rất nhạy cảm với mùi vị của thức ăn, nhất là thực phẩm kém vệ sinh. Một số ít các bà mẹ còn không hấp thụ được lactose trong sữa cũng dẫn đến tiêu chảy. Phần trăm phụ nữ mang thai bị tiêu chảy ít hơn người bị táo bón. Tuy nhiên, tiêu chảy lại gây nguy hiểm hơn táo bón, bởi lẽ, tiêu chảy sẽ khiến người bị mắc mất sức, cơ thể kiệt quệ, khi đó, sẽ anh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

- Nồng độ progesterone tăng còn làm giảm hoạt động của ống nối dạ dày và thực quản, làm dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lại thực quản khiến bà bầu đầy hơi, khó tiêu,...

Phương pháp chữa trị rối loạn đường ruột ở phụ nữ có thai.


- Khi mang thai, các mẹ cần có một chế độ ăn uống, vận động khoa học. Cần ăn đủ chất, ăn nhiều chất xơ, hoa quả, để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Uống nhiều nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho đường ruột. Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày là lượng nước đủ cho cơ thể, cũng không nên uống quá nhiều. Không uống những đồ uống có ga, có cồn, chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước ngọt,...

- Khi bị tiêu chảy nên uống thêm nước hoa quả, nước điện giải, nước bù khoáng để tránh tình trạng mất nước cơ thể.

- Nên ăn những thức ăn dễ hấp thụ vào cơ thể. Sử dụng sữa chưa như một món ăn cũng là một lựa chọn tốt cho đường ruột. Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, rán chiên,...

- Phụ nữ mang bầu nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, nhai kỹ thức ăn rồi mới nuốt để tránh đầy bụng, khó tiêu,...

- Bên cạnh đó, vận động thả lỏng, đi bộ, tập yoga cho người mang thai sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu và giảm nguy cơ phát triển của rối loạn tiêu hóa. Tập thể dục đều đặn giúp tinh thần thoải mái, giảm nhẹ căng thẳng, stress,...

- Khi dùng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc và mua thuốc bên ngoài.

Qua bài viết trên đây, phần nào đã giải quyết được những thắc mắc của các bạn khi bị rối loạn tiêu hóa trong khi đang mang bầu. Từ đó, các mẹ sẽ có cách đối phó với bệnh, xử lý thông tin, các ăn uống, vận động hợp lý để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.


Chúc các mẹ vận dụng thành công!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét