Nếu bạn không may bị viêm loét dạ dày, bạn phải thay đổi ngay thói quen ăn uống của mình.
Bởi một trong những nguyên nhân khiến bạn bị viêm loét dạ dày có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống không khoa học đó.
![]() |
Viêm loét dạ dày ăn gì |
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng:
Thực phẩm hấp thụ axit: Có thể kể đến các món bánh như bánh mì, bánh xốp, hay bánh bông lan…
Thực phẩm có khả năng trung hoà axit: Bạn có thể uống sữa tách béo hàng ngày, khi ăn trứng chỉ ăn lòng trắng, uống thêm nước bạc hà, nước cà rốt.
Thực phẩm có khả năng làm lành viêm nhiễm, vết loét: nhóm thực phẩm này có rất nhiều để người bị viêm loét dạ dày lựa chọn như bột nghệ, trà gạo rang, mật ong nguyên chất, khoai tây, bắp cải, bí đỏ, cải xanh.
Thực phẩm người bị viêm loét dạ dày cần tránh.
Những người bị viêm loét dạ dày cần tránh hoặc hạn chế những loại thực phẩm có tính axit mạnh. Như các loại trái cây có vị chua, các đồ ăn quá mặn, có muối, đồ ăn cay nóng. Đặc biệt, người bệnh cần kiêng những thực phẩm muối, ngâm như cà muối, măng ngâm…
Các loại chất kích thích tới niêm mạc dạ dày như rượu bia, cà phê, nước trà đặc, tiêu ớt, thuốc lá, mù tạt…
Tránh các thực phẩm khó tiêu như thịt mỡ, thịt ba chỉ, các đồ ăn chế biến dưới dạng chiên rán…
3 nguyên tắc ăn uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên tắc 1Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên chọn những thực phẩm có khả năng hấp thu axit, thực phẩm có tính kiềm. Những loại thực phẩm này có khả năng trung hoà axit hiệu quả.
Nguyên tắc 2
Ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm đem lại lợi ích, giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Loại trừ những thực phẩm làm tăng thêm tình trạng viêm loét như thực phẩm cay nóng, có tính axit mạnh.
Nguyên tắc 3
Những loại thực phẩm mềm, dạng lỏng sẽ giúp người bị viêm loét dạ dày dễ hấp thụ và tiêu hoá hơn. Tránh những đồ ăn gây cản trở hệ tiêu hoá, khó tiêu như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm.
Thói quen ăn uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Khi người bị viêm loét dạ dày đã biết được mình nên và không nên ăn gì. Thì tiếp đó, họ cần phải tuân thủ theo một thói quen ăn uống khoa học để nhanh khỏi bệnh, không tái phát.
Ăn uống đúng giờ. Việc để bụng quá no hoặc quá đói, hay bỏ bữa sẽ là điều khiến bệnh viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng. Bởi vậy, bạn cần tạo cho mình giờ giấc ăn uống hợp lý, không ăn đêm.
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa.
Đồ ăn chia nhỏ để ăn làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp việc hấp thu và tiêu hoá thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Lưu ý, khi chế biến món ăn đừng để đồ ăn quá khô. Khi ăn, nên nhai thật kỹ, không uống nước hoặc uống canh cùng với cơm.
Việc nhai kỹ khiến cho dạ dày không phải hoạt động nhiều. Đồng thời, giữ cho hệ tiêu hoá được khoẻ mạnh. Nhai kỹ còn giúp nước bọt được tiết ra nhiều hơn, trung hoà lượng axit dư.
Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì hay không nên ăn gì? là điều người bị viêm loét dạ dày nên lưu tâm. Tuy nhiên, thay đổi thói quen ăn uống, hay sinh hoạt lành mạnh cũng là cách giúp bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của bạn không trở nên trầm trọng. Bởi vậy, ngay từ hôm nay, hãy bỏ những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt để nói lời tạm biệt với viêm loét dạ dày nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét